BIỆN PHÁP CHỮA TRỊ CHO GÀ CHỌI MẤT GÂN HIỆU QUẢ

Mất gân hay gân yếu là tình trạng mà nhiều sư kê gặp phải. Trong suốt quá trình nuôi dưỡng và huấn luyện gà chọi. Điều này làm nhiều anh em bỡ ngỡ do không biết làm sao để khắc phục. Biện pháp chữa trị cho gà chọi mất gân hiệu quả sẽ được dagatructiep giới thiệu với anh em ngay sau đây.

Nguyên nhân và cách nhận biết gà chọi mất gân, yếu gân

Với mỗi loại bệnh tật của gà chọi thì đều có những nguyên nhân và cách nhận biết riêng. Tình trạng gà bị yếu gân hay mất gân cũng vậy. Biết được nguyên nhân thì mới có cách hữu hiệu chữa trị được. Đây là một căn bệnh mà anh em cần phải khắc phục tốt cho gà. Bởi nếu không thì cho dù gà có sức bền đến mấy thì khi giao đấu. Chúng vẫn không thể tạo nên các đòn có sức ảnh hưởng đến đối thủ được.

Nguyên nhân và cách nhận biết gà chọi mất gân, yếu gân

Nhận biết gà chọi bị mất gân, yếu gân

Nếu chỉ quan sát qua vẻ bề ngoài thì khó có thể xác định được gà bị yếu gân hay mất gân. Anh em chỉ có thể phát hiện được qua việc quan sát dáng đi của gà. Gà thường sẽ di chuyển khá lạ. Ví như chúng sẽ chậm hơn những con cùng chạng. Đầu gối có vẻ yếu. Nếu như đem gà đi đá hoặc tập vần thì sẽ thấy tốc độ chậm, khả năng tiếp đất kém. Gà thường té khi được tập các bài tập tiếp đất.

5 nguyên nhân gà chọi bị mất gân, yếu gân

Có 5 nguyên nhân làm cho gà chọi bị mất gân, gân yếu. Các nguyên nhân đó gồm:

  • Do di truyền trong đặc tính của loài gà. Có một số loài gà sau khi thay lông từ mùa 1 sang mùa 2 thì không thể đá được nữa. 
  • Lúc gà thay lông từ mùa lông 1 sang mùa 2 nhưng anh em không để ý. Thời gian này nếu để gà đạp mái quá sức thì cũng có thể bị mất gân.
  • Vần gà sớm làm cho gà bị ép đòn quá sức nên bị mất gân.
  • Các bài tập vần đòn, vần hơi hoặc quá trình om bóp các loại cho gà không đúng phương pháp và tần suất dẫn đến gà bị mất gân.
  • Một trường hợp hiếm nhưng lại dễ gặp trong thời gian gần đây. Gà chọi bị mất gân do sư kê tiêm thuốc bổ hoặc các loại vắc xin phòng bệnh qua cơ đùi. Việc tiêm thuốc có liều cao vào cơ đùi của gà sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến bộ phận này. Ảnh hưởng làm cho gà bị mất gân.
Gà chọi bị mất gân, yếu gân

Trên đây là 5 nguyên nhân cơ bản khiến cho gà bị mất gân, yếu gân. Từ đó làm cho chân gà trở nên yếu, mất sức lực. Những điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng nếu không chú ý thì sẽ khiến cho chiến kê bị tổn thương. Không thể thi đấu được nữa. Vì vậy nếu nhanh chóng phát hiện ra bệnh thì anh em cần chữa trị ngay, tránh để lâu.

Biện pháp chữa trị cho gà chọi mất gân, gân yếu hiệu quả

Để có thể chữa trị cho gà chọi bị mất gân, gân yếu thì đòi hỏi sự kiên nhẫn của sư kê. Bởi chứng bệnh này không thể nói là có thể chữa ngay được chỉ trong ngày một ngày hai. Ngoài ra cũng tùy theo nguyên nhân hình thành bệnh mà cách chữa trị cũng sẽ có phần khác nhau. Thông thường để chữa trị cho gà sẽ gồm một số bước cơ bản.

Kiểm tra lại gân gà

Bước đầu tiên của quá trình chữa bệnh luôn là phải kiểm tra, rà soát lại vết thương của gà. Anh em nên thường xuyên kiểm tra điều này. Nhất là khi thấy gà có dấu hiệu yếu chân, đi tập tễnh thì cần tách chúng ra riêng ngay. Đồng thời kiểm tra tình trạng gà chọi.

Kiểm tra lại gân cho gà chọi

Điều này sẽ tránh việc gà đạp mái gây ảnh hưởng. Giai đoạn này anh em cần thả gà ở chỗ rộng rãi có đất cát và các loại cây cỏ để chúng thoải mái. Tự do được tắm cát và đi lại kiếm ăn là tốt nhất. Không nhất thiết chỉ thả riêng biệt một mình gà bị thương. Anh em có thể thả chung với đàn gà con. Chỉ tránh thả cùng gà mái và các con gà trống khác.

Om bóp cho gà chọi

Mỗi ngày dùng rượu thuốc để om bóp cho phần đùi của gà. Liên tục nửa tháng mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng hoặc tối. Sau thời gian này anh em vẫn duy trì việc om bóp nhưng lúc này sẽ kết hợp thêm một số bài tập để giúp gà nhanh hồi phục.

Các bài tập hồi phục giúp cho gà chọi khỏe gân

Sau khi om chườm được nửa tháng thì anh em tiến hành cho gà thực hiện các bài tập giúp cho gà nhanh hồi phục.

  • Bài tập số 1: Sư kê dùng tay phải đặt phía dưới lườn trước của gà. Đồng thời đặt tay trái dưới lườn sau của gà. Sau đó dùng 2 tay nâng gà lên cao tầm 30cm rồi thả tay ra để cho gà rơi xuống. Thực hiện như vậy trong 5 ngày. Mỗi ngày làm 10 lần. Tiếp theo đó mỗi ngày nâng dần lên cho tới khi đạt được 100 lần/ ngày thì dừng.
  • Bài tập số 2: Sư kê dùng tay phải đặt phía dưới lườn trước của gà. Sau đó hất gà lên cao để gà rơi tự do xuống đất giống như bài tập số 1 trên đây. Tần suất thực hiện giống như bài tập trên. Đến khi nào đạt 100 lần/ ngày thì dừng.
Thi đấu đá gà online

Với gà chọi bị mất gân, yếu gân thì anh em cứ duy trì tập 2 bài trên. Sau mỗi bài tập thì cho gà nghỉ ngơi rồi thả chúng tự do di chuyển tầm 10 phút. Sau đó anh em dùng tay đặt ngang cổ của gà và xoay nhẹ theo hình tròn tầm 5 phút rồi nghỉ.

Sư kê nên lưu ý khi gà tiếp đất thì đầu gối của gà có bị khụy không. Nếu có tức là mức độ tập hơi nặng. Anh em nên giảm tốc độ xuống để gà quen. Trong trường hợp này tránh tập mạnh hơn vì sẽ làm cho gà bị đau trầm trọng hơn. Khi nào gà quen dần với mức độ hiện tại thì anh em mới tăng dần.

Khắc phục gà chọi bị mất gân do đạp mái nhiều lúc thay lông

Nếu nguyên nhân làm cho gà bị mất gân hay yếu chân là do gà đạp mái. Trong giai đoạn mà từ mùa lông 1 sang mùa lông 2. Vậy thì cách khắc phục duy nhất chính là mỗi khi gà trống đến giai đoạn này thì anh em cần tách riêng chúng ra. Tránh không để cho đạp mái.

Nguyên nhân khiến cho gà mất gân

Như vậy mới tránh được tình trạng gà bị yếu chân, mất gân. Ngoài ra thời gian này những bài tập hướng dẫn giúp cho gân gà được khỏe mạnh như trên thì nên ngưng lại. Bởi vì nếu có tập thì cũng không có tác dụng. Với gà trong giai đoạn chờ thay lông ở mùa 3 thì cũng như thế.

Khắc phục gà bị mất gân, yếu chân do di truyền

Với trường hợp mà gà bị mất gân hoặc cơ gà teo dần do di truyền thì không có biện pháp khắc phục. Nếu như anh em gặp phải gà rơi vào trường hợp này thì tốt nhất là nên bỏ đi. Thay vào đó chọn một chiến kê tốt hơn để đào tạo. Với gà bị yếu chân thì anh em có thể thử cho gà tập các bài tập giúp hồi phục. Kết hợp thêm với một số loại thuốc giúp bổ trợ gân cho gà. Tuy nhiên việc này chỉ có tác dụng rất nhỏ. Anh em nên cân nhắc áp dụng.

Một số biến chứng bệnh khác ảnh hưởng nhiều đến gà chọi

Ngoài căn bệnh mất gân thì cũng có một số căn bệnh khác gây ảnh hưởng đến gà chọi.

Sâu lông: đây là một căn bệnh chứ không phải tên một loài vật. Bệnh này là do lông gà không được vệ sinh sạch sẽ nên làm cho bọ mạt, rận hoặc các loại vi khuẩn khác tấn công. Từ đó làm cho gà bị mắc bệnh sâu lông. Với bệnh này thì anh em phải thường xuyên tắm cho gà rồi phơi nắng để diệt sâu bọ. Kết hợp cùng với giữ vệ sinh chuồng trại, nơi ở của gà. Anh em cần bổ sung thêm canxi và rau xanh giúp cho bệnh tình của gà nhanh chóng được khỏe lại.

Bệnh sưng gan là một căn bệnh cũng thường mắc phải ở gà và để lại những biến chứng khôn lường. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do gà mắc bệnh Gumboro hoặc nhiễm trùng đường máu. Cách khắc phục căn bệnh này thì anh em có thể nghiên cứu thêm ở các bài viết khác tại trang web.

Kết luận

Chân gà đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Vì vậy mà anh em phải thật hạn chế tránh gà bị rơi vào tình trạng này. Biện pháp chữa trị cho gà chọi mất gân hiệu quả chúng tôi đã chia sẻ. Anh em nên căn cứ trên các nguyên nhân gây bệnh. Tùy thuộc vào nguyên nhân nào mà áp dụng các biện pháp khắc phục phù hợp. Với việc chọn giống gà thì từ ban đầu anh em không nên chọn những con bị mắc bệnh về chân. Bởi vì vừa hao tốn tiền bạc, vừa phí công sức chăm sóc mà chưa chắc chiến kê đã thực sự đạt được độ khỏe mạnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *