Cách tăng thể lực cho gà đá tơ mới nhất 2023 sẽ giúp cho một chú gà tơ có thể trở thành một chiến kê xuất sắc. Nếu chưa có kinh nghiệm anh em cần đọc ngay bài viết sau. Bước đầu giúp gà tơ trở thành một chiến kê thực thụ.
Cách tăng thể lực cho gà đá tơ
Tăng thể lực cho gà tơ là nghệ thuật nuôi huấn luyện gà chọi. Điều này phải được đúc kết qua nhiều năm kinh nghiệm. Cho nên người mới thì lại gặp nhiều khó khăn hơn. Làm sao để gà bền bỉ và dẻo dai? Làm sao để gà có đòn lối hay, độc? Điều này chính là những kiến thức quan trọng mà người nuôi gà cần phải thường xuyên cập nhật.

Sử dụng chế độ ăn chuẩn cho gà đá tơ
Vì là gà chọi tơ nên rất phải chú ý tới chế độ ăn của gà. Giai đoạn này cần cho gà ăn chính là ngũ cốc, mồi, rau xanh và các loại vitamin cần thiết.
Cách cho gà ăn
Gà đá tơ cần được cho ăn mỗi ngày 2 buồi thức ăn chính là thóc. Còn lại là cho ăn bổ sung. Cách cho ăn được bố trí như sau:
- Ăn sáng: từ 6h – 7h với thóc, lúa
- Ăn trưa : từ 12h – 13h ăn phụ thêm các loại mồi và rau xanh.
- Ăn chiều: từ 17h – 18h với thóc, lúa. Riêng với anh chiều vào mùa đông hoặc khi thời tiết lạnh cần phải cho gà ăn sớm hơn.
Lượng thức ăn
Cần lưu ý lượng thức ăn cho gà ăn mỗi ngày tuyệt đối không được no quá dung tích bầu diều. Ăn quá nó sẽ làm cho gà trở nên béo mập và lười nhác. Như vậy chúng sẽ không tìm kiếm, đào bới để kiếm ăn thêm. Điều này chính là nguyên nhân làm mất đi bản năng tìm mồi của gà. Gà ít sử dụng chân, móng để đào bới thì khả năng sử dụng những bộ phận này cũng sẽ giảm đi đáng kể.

Cho nên chỉ cho gà ăn từ ½ hoặc ⅔ dung tích diều của chúng. Để bảo đảm thức ăn được tiêu thụ hết trong vòng chỉ 4 giờ đồng hồ. Tức là bữa sáng lúc 6h – 7h thì buổi trưa từ 10h – 11h diều của gà đã hoàn toàn trống. Lúc này chúng đói nên sẽ đi đào bới tìm kiếm thức ăn. Anh em có thể nhân cơ hội này cho gà ăn thêm mồi và rau xanh. Gà sẽ cố gắng ăn cho đỡ đói. Nhờ vậy mà tiêu hóa cũng hiệu quả hơn.
Cách loại mồi cơ bản cho gà tơ
Mồi là thức ăn có chứa nhiều đạm (protein), mỡ (lipit) ít và nhiều khoáng chất. Thông thường người nuôi dưỡng gà chọi sẽ cho gà đá tơ ăn các loại mồi như:
- Thịt nạc: gồm các loại thịt như thịt bò hoặc đùi cóc đã làm sạch.
- Hải sản: tôm, tép, trạch, lươn nhỏ hoặc cá,.. để giúp đổi khẩu vị cho gà.
- Một số loại thức ăn chuyên dùng cho gà chọi như Chicken Win, Chicken Gola, Chicken King.
Một số loại mồi đặc biệt
Tắc kè, thạch sùng, thảo long, hải mã ngâm rượu là những loại mồi đặc biệt rất bổ dưỡng. Có thể cho gà ăn thêm.
Cua đồng: rất tốt để gà lấy lại sức. Tuy nhiên chỉ cho ăn ít, ăn nhiều sẽ cho gà bị rạc.

Thịt bò băm nhỏ trộn với bột Mã Tiền. Sau đó để ủ thối cho lên dòi. Mỗi ngày lấy 1 đến 2 con để cho gà ăn thì chúng sẽ nhanh chóng trở nên sung sức. Tuy nhiên cần cho ăn hợp lý bởi loại mồi này rất nóng nếu ăn nhiều. Cẩn lưu ý là Mã Tiền vốn là loại độc dược. Cho nên nếu ủ cần phải để xa nơi người và các loài động vật sinh sống.
Mỗi khi mát trời, trung bình là 1 tuần 1 lần thì cần phải cho gà ăn thêm 2 lần tỏi và 1 lần ớt. Ớt chỉ cho ăn 1 trái. Sẽ tránh được gà bị quáng mắt và bệnh dịch.
Sử dụng phương pháp tập luyện cho gà tơ
Để có thể cho gà đá tơ thành gà đá thực thụ mà đem đi đá gà trực tiếp thì tất nhiên cần có những bài tập. Trong đó sử dụng các bài tập vần là chuẩn nhất. Vần gà có 3 loại:
- Gà vần với gà: cùng lúc cuốn chân cả 2 gà. Rồi bịt hoặc thả mỏ tùy theo sư kê. Sau đó thả để cho gà ”quần thảo” với nhau. Bài tập này được gọi là vần hơi hoặc vần đòn.
- Gà vần với người: đây được gọi là tập bộ. Bài tập chủ yếu trong hình thức này chính là tập ”quay thóc”.
- Gà chạy lồng: tức là cho 2 gà chạy rượt đuổi nhau trong lồng rồi ngồi đếm số vòng.
Cường độ tập luyện vần gà
Theo nguyên tắc việc tập luyện vần cho gà phải theo trình tự là từ đơn giản đến phức tạp. Từ những bài tập hao tổn ít năng lượng đến những bài tập tốn nhiều năng lượng. Cho đến khi nào mà phong độ của gà đạt được đỉnh cao nhất thì người nuôi lại hạ dần cường độ tập luyện cho gà. Như vậy giúp ổn định thể lực cho chiến kê một cách hoàn chỉnh nhất.

Công thức tập luyện vần gà cơ bản đối với gà đòn
Kỳ vần 1: Cho gà vần 1 hồ đòn (từ 15 – 20p) nghỉ 8 ngày, vần 1 hồ hơi (từ 30 – 40p) nghỉ 7 ngày.
Kỳ vần 2: Cho gà vần 2 hồ đòn (từ 17 – 25p) nghỉ 14 – 20 ngày, vần 2 hồ hơi (từ 30 – 40p) nghỉ 10 ngày.
Kỳ vần 3: Cho gà vần 3 – 4 hồ đòn (từ 17 – 25p) nghỉ 21 – 28 ngày + bắn chân 5 phút
Kỳ vần 4: sau kỳ vần 3, 3 ngày thì cho gà vần 4 hồ hơi (30 – 40 p) nghỉ 10 ngày + bắn chân 5 phút
4 ngày sau bắn chân 10 phút và cho gà đá tơ nghỉ ngơi 7 ngày trước khi đem ra trường.
Lưu ý sau kỳ vần gà
Sau kỳ vần 3 gà sẽ có kỳ bắn chân. Giai đoạn này rất quan trọng. Bởi vì sẽ cho thấy được sức bật của gà chọi. Do đó lúc mà gà giao chân anh em cần phải quan sát kỹ 3 điều:
- Độ chí chợp bén mỏ khi vào díu của gà.
- Độ cẳng xiết khi gà đá tơ tung chân đá.
- Quan trọng nhất là xem được “Thần khí” của chiến kê qua hơi thở và sắc đỏ của gà khi bắn chân.
Tốt nhất muốn ăn toàn khi bắn chân cho gà thì anh em nên tìm một con gà phu. Sau đơ cuốn chân, bịt mỏ để cho gà chiến.
Khi vần gà và giai đoạn bắn chân thì phải chọn những lúc thời tiết tốt, khô ráo và có nắng nhẹ. Nhiệt độ lúc đó không quá nóng cũng không quá lạnh. Nếu như để cho gà bắn chân vào những khi nắng nóng hoặc trời lạnh, mưa gió thì sẽ làm hỏng gà.
Mỗi buổi sáng nên cho gà tập chạy lồng trước khi cho ăn. Mỗi đợt chạy một số vòng nhất định và chạy từ 2 đến 3 lần. Ngoài ra nên phun nước chè để giúp gà thêm hưng phấn. Sau khi tập luyện thì có thể phun nước chè, xoa khô và cho gà dùng thuốc, ăn sáng. Sau đó là áp dụng tiếp bài “vào nghệ”.
Phương pháp vào nghệ cho gà đá tơ
Công đoạn không thiếu được trong bất kỳ chu trình nuôi gà đá chính là vào nghệ cho gà. Đây là hình thức dùng nghệ (miền nam) để nấu với phèn chuối, muối và một số loại thuốc khác. Các loại này thì tùy theo bài thuốc của mỗi sư kê. Sau đó nấu cho sánh lại để thuốc ra hết là có thể dùng. Hỗn hợp nguội dùng một cái bàn chải nhỏ hoặc cọ rồi quét hỗn hợp lên các bộ phận thường xuyên bị tấn công của gà. Các vị trí như đầu, mặt, cần, vai, cánh, hốc nách, ngực, hông sườn, lưng. Bôi thêm vào đít gà và gầm bụng là 2 nơi thường xuyên bị tích mỡ. Vào nghệ sẽ làm cho cho cơ thể gà trở nên săn chắc để tăng được khả năng chịu đòn và sức lực. Đồng thời cũng làm tan mỡ tốt nhất. Riêng kheo gối và đùi của gà thì phải thoa thật nhạt để tránh bị cứng gà.

Ra nghệ cho gà
Sau khi vào nghệ được 6 tiếng thì anh em ra nghệ cho gà. Sử dụng nước chè phun lên gà rồi xoa cho ra bớt nghệ lần 1. Sau 4 tiếng thì làm lại lần 2. Sau đó cho gà quay thóc rồi mới xả sạch nghệ bằng bài com nước chè tươi. Cuối cùng tắm khô cho gà bằng nước sôi để nguội hoặc bằng rượu trắng.
Bài tập quay thóc
Bài tập quay thóc là sư kê cầm một nắm thóc sao cho nhử để gà chạy vòng quanh tại chỗ. Bài tập này cần được tiến hành trước khi xả nghệ cho gà giai đoạn cuối. Nên nhớ tổng số vòng chạy lồng với quay thóc của gà nên đạt 110 vòng/ngày là hiệu quả nhất. Nếu như đã chạy lồng 70 vòng, thì quay thóc là 40 vòng. Với quay thóc thì anh em cần đảo chiều cho gà thêm linh động. Tức là gà quay thóc 10 vòng theo chiều kim đồng hồ thì 10 vòng sau đó cho gà chạy ngược chiều lại.
Trong những ngày cuối kỳ tập thì cần phải giảm số vòng tập của gà xuống còn tổng 80. Như vậy để giúp gà giảm mệt mỏi. Đồng thời thêm cho gà uống thêm một số thuốc. Nhưng cần nhớ phải sử dụng một cách thích hợp. Ví dụ như dùng thuốc có tính hàn hay tính nhiệt. Khi nào dùng loại thuốc nào thì thích hợp.
Lưu ý khi dùng thuốc cho gà chọi
Mặc dù dùng thuốc có tác dụng rất tốt. Nhưng buổi trưa lúc nhiệt độ cao (tầm 35, 36 độ C) thì anh em tuyệt đối không cho gà dùng thuốc có tính nhiệt. Các loại thuốc như Strychnin hoặc Hải cẩu hoàn đều mang tính nhiệt cao. Cho nên gà uống thì khả năng sẽ làm rạc gà hoặc mất gân rất cao.
Khi trời lạnh thì không nên cho dùng sâm. Do tính hàn trong sâm rất cao.
Các loại thuốc mang tính nhiệt như: Strychnin, hổ cốt, hải cầu hoàn, nghệ,.. thì nên cho gà ăn thêm các loại rau. Nhất là cà chua để giúp làm mát cơ thể chiến kê.
Thuốc B12, B12 – 5500 MEXOCO là những loại thuốc dùng tiêm bắp. Các loại thuốc tiêm bắp cần phải tiêm cho gà ít nhất là 7 ngày trước khi gà đi thi đấu.
Với gà béo thì mỗi sớm nên cho gà nuốt nghệ. Đến khi nào thấy thân hình săn chắc thì dừng.
Gà sau khi om bóp da đỏ, khỏe thì mới cho sử dụng muối tiêm bắp B12. Nếu như được thì nên cho gà uống 1 viên 3B sẽ hiệu quả và đỡ hại hơn là tiêm.

Các bài tập động tác giúp gà đá tơ tập bộ
Để gà có các động tác chính xác và đạt được độ mạnh khi thi đấu thì nhất quyết phải cho gà tập bộ. Cách tập càng nhịp nhàng, càng tự nhiên lại càng tốt.
- 6 bài tập bộ gồm: lắc cần cổ gà sang 2 bên, sau đó giật nhẹ cánh gà xuống để cho gà tự nhiên giật trở lại. Sau đó vuốt cánh gà lên trên và thả một cách nhẹ nhàng xuống. Dùng một tay ấn nhẹ để gà có thể tập đi tấn sát mặt đất. Nên nhớ tư thế này khá mỏi cho nên chỉ làm ít. Cuối cùng là dùng tay chắn ngang diều gà. Tay còn lại thì đập nhẹ vào lưng và hông của gà để chúng quen với động tác trường đẩy.
- Bài tập quay tại chỗ: để cánh tay dọc và khoác vào cần, vai gà. Sau đó nhẹ nhàng quay tay để gà tự xoay theo. Dùng tay để kéo hàm dưới mỏ của gà rồi buông tay để mỏ gà tự bật ngậm lại giúp làm khỏe hàm mỏ của chiến kê.
- Bài tập quần sương, dãi nắng: giúp nâng cao sức chịu đựng bởi các bài tập chịu đựng hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt (nắng nóng hoặc mưa lạnh). Không cần ngại sương lạnh hoặc nắng gắt. Bởi vì các bài tập đều được tập mỗi ngày. Chú ý thêm khi cho gà phơi nắng thì phải để gà trên nền đất ẩm và có nước trong lồng. Nếu nền măng có thể lấy bao bố rồi cho thêm nước lên để giữ ẩm cho chân gà. Nắng nóng trên 34 độ thì cho gà uống sâm trước khi phơi. Thời gian phơi tối đa là 1 giờ/ ngày.
Phương pháp om chườm gà chọi
Cách tăng lực cho gà đá tơ mới nhất 2023 không thể thiếu phương pháp om chườm. Việc này sẽ làm cho gà săn chắc, tăng sức bền, sức chịu đựng, lực đá cũng tăng lên đáng kể.
Om chườm sẽ được tiến hành sau khi ra nghệ lần 2. Om xong thì ra nghệ lần 3 cho gà rồi tắm khô lại cho chúng mới cho gà đi ngủ, nghỉ ngơi hoàn toàn.

Chuẩn bị nồi ôm chuẩn cho gà chọi
Gà đá về hoặc tập vần xong thì cho om chườm bằng nồi nước om. Gồm có nghệ nguyên củ (có thể thay thế bằng cau khô), một vài lát ngải cứu và một ít muối. Dùng om cho gà lần đầu, sau đó các nồi om sau thì thay lá ngải cứu bằng lá chè tươi hoặc lá ổi. Mỗi nồi om chỉ sử dụng trong vòng 4 ngày. Qua ngày thứ 5 thì bỏ, không nên om sẽ làm hại gà.
Thao tác om chườm
Cần om chườm nóng trong thời gian từ 10 đến 15 phút. Sau khi nồi om đã sôi thì bắt xuống để cho bớt nóng rồi bắt đầu om cho gà theo công thức 10 tay om:
Tay 1 ( gọi tắt là T1): Dùng khăn bông sạch nhúng nước om, vắt khô, rồi chấm tảng, mặt. Sau đó vuốt xuôi đến cần cổ, sống lưng, âu vai và cánh gà. Tiếp theo dùng khăn lấy hơi nóng trong nồi om rồi chấm 2 quả táo và day ngực của gà. Sau đó dở khăn om ra rồi lau phần mặt trong cánh gà (bên phải). Xong nắm khăn lại rồi ân vào vào gầm bụng và đít gà. Cuối cùng là mở khăn ra xoa ấm các vị trí mông, hông, đùi và các quản bàn chân, ngón chân (bên phải) của gà.
- Tay 1: Tương tự T1 nhưng đổi sang cánh phải và chân phải của gà đá.
- T3 – T4 lặp lại như T1 – T2. Tuy nhiên do nước đã nguội nên anh em có thể làm nhanh hơn.
- T5: nhúng lại khăn nóng rồi vắt khô. Sau chỉ cần om các vị trí là mặt, cần cổ gà. Mở khăn rồi lau qua cổ, âu vai rồi vuốt sống lưng. Nhúng lại khăn lông cho nóng lần nữa rồi vắt khô. Sau đó vỗ đít, om ngực, vuốt phía trong cánh trái và om hông đùi chân trái của gà.
- T6: nhúng lại và om như T5 nhưng làm với cánh, chân phải của gà.
- Các T7 – T8 và T9 – T10 thì làm lại như T5 – T6.

Nồi om gà đá tơ cổ truyền
Nồi om cổ truyền sẽ có 2 lớp:
- Lớp ngoài được gọi là nồi thành. Sẽ có các thành phần là nghệ củ, lá chè tươi, lá ổi và ngải cứu.
- Lớp trong thì được gọi là nồi quách. Lớp này sẽ có các thành phần như vỏ cây gạo, rễ cây si, lá tre được tước nhỏ và cắt ngắn. Thêm vào đó là nghệ giã nhuyễn và một ít muối.
Trong 10 tay ôm đã hướng dẫn thì T1,2,3,4,5,6 nên dùng nước om nồi Quách. Còn T7,8,9,10 thì nên dùng nước om nồi Thành.
Nên nhớ phải lau khô cho gà thật kỹ càng, đồng thời dùng tay để xoa bóp để giúp cho gà thư giãn toàn thân. Sau đó cho gà dùng thuốc, ăn chiều và mắc màn để cho gà đi ngủ.
Kết luận
Cách tăng thể lực cho gà đá tơ mới nhất 2023 là một quy trình khá kỳ công. Đòi hỏi toàn bộ quy trình phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt, kỹ lưỡng. Không thể lơ là một giây phút nào. Toàn bộ quá trình huấn luyện kì công. Khẩu phần ăn uống cho gà theo từng giai đoạn hợp lý. Luôn đề cao việc phòng bệnh bằng tiêm phòng và dọn dẹp, giữ vệ sinh chuồng trại. Với quy trình huấn luyện gà đá thì đòi hỏi ở đây chính là sự kiên nhẫn. Một chú gà đá tơ phải trải qua một công trình dày đặc như vậy mới có thể thay da đổi thịt. Hoàn toàn trở thành một chiến kê dũng mãnh. Chúc anh em thành công biến đổi gà tơ thành chiến đá gà trực tiếp dũng mãnh.