Bệnh khô chân ở gà đá là điều bình thường nhưng vẫn có người không biết về căn bệnh này. Chính vì vậy mà thiếu kiến thức về nguyên nhân lẫn cách tốt nhất chữa gà đá bị khô chân. Vì vậy mà cần tìm hiểu ngay để có thể giúp giải quyết bệnh này cho chiến kê một cách hiệu quả.
Tổng quan bệnh khô chân ở gà đá
Đây có thể nói về bệnh gà đá bị khô chân thực tế là loại bệnh thông thường mà nếu như gà yếu sẽ gặp phải. Chân gà trở nên teo tóp, co quắp, làn da trở nên nứt nẻ thì thiếu nước. Gà rơi vào trạng thái ủ rũ, lười ăn, mắt trắng nhợt nhạt và sút cân. Những dấu hiệu này cho thấy bệnh khô chân ở gà. Nhưng nguyên nhân gây bệnh là gì? Thực tế nguyên nhân sinh bệnh này tùy theo từng độ tuổi của gà. Được chia thành giai đoạn lúc gà mới nở và khi gà trưởng thành đạt cân nặng từ 1kg trở lên. Do nguyên nhân hình thành bệnh ở trong 2 giai đoạn này là hoàn toàn khác nhau.

Nguyên nhân gây ra bệnh khô chân ở gà con
Việc gà con bị khô chân ngay từ khi mở nở ra là chuyện hết sức bình thường. Cho dù là trứng được ấp bởi gà mẹ hay máy ấp trứng thì vẫn xảy ra hiện tượng này. Bởi vì nguyên nhân của bệnh là do:
Mật độ úm gà không phù hợp: dù là gà mẹ hay máy ấp nhưng nếu không gian nhỏ mà phải úm một lúc quá nhiều gà con. Sẽ làm cho gà con được ấp không đồng đều.
Gà con bị thiếu nước: quá trình chăm sóc gà con mới nở bị thiếu nước do người nuôi quên cho gà uống nước đầy đủ. Hoặc có để nước cho gà nhưng lại quá ít hơn nhu cầu sử dụng. Gà con không đủ lượng nước cần thiết nên sẽ dẫn đến tình trạng bị khô chân.

Nhiệt độ chuồng nuôi không phù hợp: thông thường người nuôi sẽ duy trì nhiệt độ môi trường nuôi gà trong vòng 1 tuần đầu tương đương với nhiệt độ chuồng úm. Nếu nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của gà con. Ngoài ra quá nóng cũng sẽ làm cho lượng nước của gà bốc hơi làm gà không uống đủ nước.
Hệ thống máng nước có vấn đề: gà con mặt dù mới sinh nhưng vẫn có sự chênh lệch về chiều cao. Có con cao, con thấp. Có con mỏ ngắn hoặc mỏ dài. Chính vì điều này mà nếu như máng nước bố trí không phù hợp sẽ khiến gà không thể uống được nước. Dẫn đến bị thiếu nước.
Nguyên nhân gây ra bệnh khô chân ở gà chọi trưởng thành
Gà trưởng thành trên 1 ký thực tế lại có nguy cơ mắc bệnh khô chân cao. Mặc dù cơ thể phát triển hơn và sức đề kháng cũng có phần tăng cao hơn so với gà chọi lúc nhỏ. tuy nhiên lúc này lại là thời điểm mà gà chọi dễ bị mắc những bệnh thường gặp ở gà. Điển hình là các căn bệnh như:
- Bệnh newcastle ở gà hay còn được gọi là bệnh gà rù
- Bệnh thương hàn
- Bệnh ỉa chảy làm cho gà bị mất nước
Ngoài ra còn có một số căn bệnh khác. làm cho gà bị mất nước và khô chân.

Cách tốt nhất chữa gà đá bị khô chân
Những chia sẻ ở trên đã cho thấy nhiều nguyên nhân hình thành bệnh khác nhau ở cả 2 giai đoạn. Chính vì vậy mà phương pháp chữa bệnh phải dựa trên giai đoạn gà phát sinh bệnh trước. Sau đó căn cứ trên nguyên nhân gà đá bị mắc bệnh mà có phương pháp xử lý hiệu quả.
Cách chữa gà con bị khô chân
Nếu như gà con bị khô chân mà không có thêm bất kỳ biểu hiện kỳ lạ nào khác thì cách chữa cần chú ý. Cho gà uống bổ sung nước hàng ngày. Đến khi thấy chân gà không còn tình trạng này nữa thì cứ duy trì như vậy là được.
- Kho chân do không gian sống của gà
- Còn nếu bị khô do mật độ chuồng úm thì tất nhiên là phải sắp xếp lại số lượng trứng úm cũng như không gian úm cho phù hợp.
- Thiết kế máng đựng thức ăn, nước uống phù hợp với sự phát triển của gà.
- Khô chân do chế độ ăn uống
- Cho gà ăn uống đủ chất. Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa. Mỗi ngày nên cho gà ăn một ít nhưng ăn làm nhiều lần. Không nên đổ toàn bộ thức ăn trong ngày vào máng sẽ gây những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
- Khô chân do nhiệt độ chuồng

Nhiệt độ chuồng gà ngay từ ngày đầu gà xuống thì cần phải giữ ở mức 37 độ C. Sau mỗi ngày thì tiến hành giảm một độ. Đến khi gà đạt được 1 tuần tuổi thì nhiệt độ trung bình cần đạt là khoảng 30, 31 độ C. Từ sau ngày 14 thì là từ 25 đến 27 độ C. Sau 21 ngày tuổi lúc này mới điều chỉnh nhiệt độ theo tình hình thời tiết. Nhiệt độ phù hợp là mùa khô, nóng phải tăng độ ẩm để làm giảm nhiệt độ. Còn vào ngày lạnh hoặc buổi tối thì không được để chuồng gà ở nhiệt độ dưới 22 độ C.
Tốt nhất là phải cho gà uống kháng sinh để tăng khả năng đề kháng. Đồng thời bổ sung thêm chất điện giải Gluco-c và các loại vitamin ADE. Nhóm thuốc này được sử dụng trong 15 ngày liên tục. Thêm vào đó là men tiêu hóa, khoáng chất Premix và vitamin nhóm B complex được sử dụng liên tục trong 2 tháng. Điều này sẽ giúp gà nhanh chóng hồi phục cũng như duy trì được tình trạng sức khỏe tốt nhất.
Cách chữa gà đá bị khô chân (gà trưởng thành)
Với gà đá trưởng thành, nhất là những chiến kê có thể đem đi đá gà trực tiếp. Mặc dù hệ thống đề kháng dù đã phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên việc chữa trị cho gà lại khó khăn hơn nhiều.
Nếu gà đá bị khô chân thì ngay lập tức cần cách ly gà bệnh với toàn bộ đàn gà. Điều này giúp cho việc chữa trị được thuận tiện. Cũng như tránh lây lan trên diện rộng.
Sau đó tiến hành vệ sinh, khử khuẩn cho toàn bộ trang trại lẫn các khu vực xung quanh nơi nuôi gà. Cần phải vứt bỏ các chất độn chuồng.
Để chữa người nuôi cần dùng thuốc kháng sinh để tăng cường khả năng đề kháng cho gà. Các thuốc kháng sinh thông dụng có thể dùng cho gà là: Ampicol, Pharmox, Pharmequin, hay Pharcolivet. Dùng thuốc theo liều lượng quy định và liên tiếp trong vòng 5 ngày. Cũng trong thời gian này pha Dizavit-plus theo liều lượng 2g cho 1 lít nước để cho gà uống. Thuốc này có tác dụng giúp cho gà có thể khống chế được vi khuẩn.
Trường hợp mà bệnh tình của gà không có xu hướng cải thiện mà ngày càng nặng hơn. Vậy thì người nuôi cần phải nhanh chóng đem gà đến các cơ sở y tế để xác định bệnh. Và có phương pháp chữa trị hiệu quả.
Kết luận
Qua bài viết đã cho thấy nguyên nhân hình thành bệnh của gà như thế nào. Qua các nguyên nhân này sẽ khiến người nuôi dưỡng gà chọi có cái nhìn tổng quát hơn. Biết cần quan sát những gì và nhận định như thế nào về tình trạng bệnh. Như vậy nếu thấy chiến kê có các dấu hiệu của bệnh sẽ dễ dàng có phương án điều trị sớm và khắc phục hiệu quả bệnh khô chân cho gà. Cách tốt nhất chữa gà đá bị khô chân chính là sử dụng đúng phương pháp, liên tục và tuân thủ nghiêm ngặt tiến trình. Chúc anh em có được chiến kê không bị mắc bệnh khô chân.