Gà chín cựa có thật không và cách nuôi chuẩn sẽ được chia sẻ đầy đủ với bài viết này. Bao gồm kỹ thuật chọn giống, chăm sóc và cách dùng thuốc lẫn chất lượng dinh dưỡng cho gà đá.
Gà chín cựa có thật không?
Gà chín cựa những tưởng chỉ nghe qua trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. Nhưng đây lại là dòng gà có thật. Chúng còn đang được bảo tồn và đem lại giá trị kinh tế cao cho khu vực Tân Sơn, Phú Thọ. Đây là dòng gà nhiều cựa chủ yếu sống ở vùng đồi núi cao, có nhiệt độ tương đối thấp. Loài này đặc biệt sở hữu khả năng chống chịu cao với bệnh tật, màu sắc đẹp mắt và thịt thơm, ngon. Cho nên loài gà này hoàn toàn có thật, chứ không phải giống như trong truyền thuyết.

Cách nuôi gà chín cựa chuẩn
Gà chín cựa chuẩn có màu hoa mơ pha với màu tím sẫm. Còn về hình dáng thì giống như gà thông thường. Trọng lượng của một gà trưởng thành đạt từ 1,5 – 1,8 kg. Cựa của gà trống và gà mái đều mềm. Những đặc điểm nổi bật cũng làm cho gà có hương vị thơm ngon. Vì thế mà giới sành ăn cũng vô cùng đam mê dòng gà này. Còn làm quà biếu quý giá cho nhau.
Chính vì vậy mà nhiều người muốn nuôi loại gà này. Cho nên không ngừng tìm kiếm những kiến thức về kinh nghiệm nuôi gà chín cựa chuẩn. Kiến thức này đòi hỏi nhiều yếu tố.
Chọn giống gà chín cựa
Cũng giống như ở hầu hết các loại gà khác. Khâu chọn giống ban đầu là cực kỳ quan trọng. Gà chín cựa đạt chuẩn thì bộ lông phải mượt mà, óng ả. Chân phải có 9 cựa thì mới là gà chuẩn. Muốn như vậy thì cả gà bố và gà mẹ đều phải có 9 cựa. Thêm vào đó thì phải có cùng màu. Bởi vì như thế gà con sau khi lớn lên sẽ hưởng được những đặc tính thuần chủng của cả bố và mẹ. Tuy nhiên cần phải nhớ một điều là gà bố mẹ không được có quan hệ. Ví dụ như anh em, cha con, mẹ con, ông cháu,… Bởi vì như thế sẽ làm cho gà bị lai cận huyết. Làm xuất hiện thêm nhiều những tính trạng xấu.

Bố trí chuồng nuôi cho gà chín cựa
Đối với gà chín cựa chuồng nuôi cũng không cần phải cầu kỳ. Có thể sử dụng các vật liệu làm chuồng thông thường như lá cọ, tre hay rạ… Căn cứ theo số lượng gà cần nuôi mà tiến hành bố trí chuồng trại cho phù hợp. Cho dù bố trí ra sao thì vẫn phải đảm bảo sự thông thoáng, giữ ấm khi cần thiết. Đồng thời phải thường xuyên được vệ sinh sạch và khử khuẩn toàn bộ chuồng trại.
Cách chăm sóc gà chín cựa chuẩn
Giai đoạn đầu ngay khi gà chín cựa mới chào đời. Đây được đánh giá là giai đoạn khó khăn và vất vả nhất đối với người nuôi dưỡng. Bởi vì trong thời gian này sức khỏe của gà vẫn còn rất yếu ớt. Gà con chưa thể tự ăn hoặc tự tìm nguồn dinh dưỡng phù hợp cho mình được. Chính vì vậy mà người nuôi cần phải dành nhiều thời gian để quan tâm, tìm hiểu và chú ý nhằm giúp gà phát triển ngày một lớn mạnh.

Chăm sóc gà 9 cựa khi còn nhỏ
Lưu ý rằng những con vật như chuột hoặc rắn đều có thể ăn gà con. Chính vì thế mà cần phải đảm bảo sự an toàn cho gà. Cho nên để có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối cho gà con thì nên sử dụng lồng có kích cỡ 1 m x 2 m x 0,9 m . Còn phần đáy lồng thì làm bằng sắt ô vuông diện tích 1 x 1 cm. Sau đó ở xung quanh chuồng thì bố trí các lưới sắt mắt cáo và nẹp tre, gỗ để bao xung quanh. Như vậy sẽ giúp bảo đảm an toàn cho gà 9 cựa một cách triệt để nhất. Gà con vào những khi thời tiết lạnh thì cũng phải được sưởi ấm. Người nuôi có thể sử dụng các loại bóng điện, đèn dầu hoặc than củi để nhằm sưởi ấm cho gà. Nhiệt độ sử dụng thích hợp là tuần 1: duy trì ở mức 31 – 34 độ C. Tuần 2: duy trì ở mức 29 – 31 độ C. Tuần 3: duy trì nhiệt độ xuống còn 26 – 29 độ C và tuần 4 là ở mức từ 22 – 26 độ C.
Chăm sóc gà 9 cựa khi trưởng thành
Gà 9 cựa lớn lên thì chúng có thể tự kiếm ăn được. Vì vậy cần phải bố trí thêm nền chuồng và các chất độ chuồng. Chất tốt nhất có thể sử dụng là chấu. Cũng có thể dùng đất mềm. Tuy nhiên cần chú ý độ dày của nền phải được đảm bảo đạt từ 7 – 10 cm. Và phải được phun thuốc sát trùng trước và sau khi dùng. Quá trình trưởng thành của gà cần dùng cót cao khoảng 50 – 70 cm để quay xung quanh. Tùy theo mức độ phát triển của gà mà sẽ dần nới rộng cót này.
Dinh dưỡng cho gà
Ngày đầu nuôi gà, chỉ cho ăn tấm hoặc hạt bắp đã được nghiền nhuyễn. Bắt đầu từ ngày thứ hai trở đi thì mới cho gà ăn các loại thức ăn công nghiệp hoặc cám hỗn hợp, cám viên dùng cho gà con. Mỗi ngày chia thành nhiều lần ăn, mỗi lần cho gà ăn một ít. Như vậy mới giúp kích thích được sự thèm ăn của gà. Ngoài ra có thể sử dụng loại thức ăn hỗn hợp rồi trộn với thức ăn cơ bản mà gà đang ăn để cho chúng ăn. Chỉ cho ăn sau khi gà đã uống nước. Nước phải sạch và ấm duy trì ở nhiệt độ 16 – 20 độ C.

Phương pháp phòng bệnh cho gà chín cựa
Lưu ý phòng các bệnh tiêu chảy, rụng lông, nhiễm ký sinh trùng đường máu, bệnh chướng diều và bệnh đậu, cúm ở gà. Vì thế phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại và định kỳ tiêm vắc xin phòng bệnh.
Giá trị của gà chín cựa
Gà chín cựa có thân hình mảnh dẻ nhưng rắn chắc. Thịt gà giòn và ngọt. Đặc biệt thịt có màu nâu chứ không trắng như các giống gà khác. Được đánh giá là tốt cho xương khớp. Gà trống tầm 5 – 6 tháng tuổi đã bắt đầu đập cánh và gáy thì đạt cân nặng 8 đến 9 lạng. Còn gà mái khoảng 7- 8 lạng đã bắt đầu nhảy ổ. Như vậy dagatructiep.in đã giúp bạn biết gà chín cựa có thật không và cách nuôi chuẩn giúp đem lại tiền tỷ mỗi năm cho người nuôi.