Gà đá hay thì phải nhờ vào đôi chân của mình. Đây chính là thứ vũ khí mạnh nhất của chiến kê. Với đôi chân này chiến kê mới có thể tung ra những đòn đá hiểm và đẹp. Nhằm mục đích đánh bại đối thủ. Cho nên nếu không may mắn chúng bị đau chân thì anh em cần làm theo hướng dẫn chữa đau chân gà đá sau.
Tìm hiểu về gà đau chân
Gà chọi đang ở độ sung mãn thì thường gặp phải không ít tình huống khiến người nuôi đau đầu. Trong đó trường hợp gà bị đau chân, sưng chân, sưng khớp, gà bị mất hoặc yếu gân, gà bị phồng hơi… Bệnh này không chỉ ở gà chọi mà hầu như ở gà công nghiệp cũng gặp phải.

Nguyên nhân gà bị đau chân
Một số nguyên nhân khiến cho gà bị đau chân như:
- Gà bị mắc bệnh lậu đế
- Gà bị bong gân hoặc sưng cụm bàn chân
- Gà luyện tập vần đòn, vần hơi quá sức.
- Gà sau khi đá về nhưng không được ngâm chân.
- Gà tập luyện nhảy từ độ cao xuống nhưng mất trọng tâm, tiếp đất không chuẩn.
- Chân gà qua thi đấu hoặc tập luyện bị trầy xước, bị thương. Tuy nhiên lại không được xử lý tốt dẫn đến bị nhiễm trùng.
Nếu như sư kê ít kinh nghiệm mà gặp phải vấn đề này thì sẽ có nhiều khó khăn.
Những bệnh làm cho gà bị đau chân
Ngoài những nguyên nhân trên thì bệnh tật cũng là một trong những lí do khiến cho gà chọi bị đau chân.
Gà đá bị bệnh lậu đế
Bệnh lậu đế hay bệnh lậu chân sẽ dẫn đến làm cho chân gà bị các bệnh như thối đế, vỡ đế, nứt đế. Nếu như nhẹ thì chân gà bị chai sần, còn nặng thì sẽ bị lở loét 1 phần hoặc lở loét toàn bộ.
Nguyên nhân hình thành bệnh là do khi gà tiếp đất quá mạnh nên bị thương hoặc bị vật sắc nhọn đâm phải đế của gây bệnh. Ngoài ra gà đá cát bị tổn thương hoặc do nuôi gà trên sàn làm bằng bê tông cứng, sắt hoặc lồng sắt.
Gà chọi bị đau chân do bệnh bạch lỵ ở gà con
Bệnh bạch lỵ ở gà con cũng là nguyên nhân làm cho gà bị đau chân. Bệnh này là do trong giai đoạn úm gà bị lây nhiễm hoặc truyền từ mẹ sang con. Còn nếu như gà trên 14 ngày tuổi cũng có thể bị mắc bệnh này. Bệnh sẽ làm cho gà còi cọc, chán ăn, cuối cùng có thể bị què chân cho viêm khớp.
Bệnh tụ huyết trùng mãn tính
Bệnh tụ huyết trùng mãn tính ở gà cũng có thể gây tổn thương đến chân. Gà bị mắc bệnh mãn tính sẽ gây ảnh hưởng đến khớp nhất là đấu gối, cổ, chân, đùi trong. Đặc biệt là bệnh viêm khớp gối.

Gà bị bệnh E Coli và thương hàn
Nếu gà trống giao phối với gà mái mà bị nhiễm khuẩn E .coli thì làm viêm ống dẫn trứng. Làm cho gà bị nhiễm trùng toàn thân, khiến chúng mệt mỏi, kém ăn, nếu không được chữa trị gà có thể chết chỉ sau 5 ngày nhiễm bệnh. Nếu may mắn lành được gà cũng có thể bị các di chứng như què chân, gân yếu, hoặc viêm khớp.
Gần giống như E Coli nếu gà bị thương hàn chúng cũng sẽ bị yếu gân, mất gân.
Cách chữa gà đá bị đau chân
Nếu như gà đá đi trường về mà bị đau chân, anh em phát hiện ra sớm thì thực hiện theo 1 trong các hướng dẫn chữa đau chân gà đá sau:
Cách 1: Dùng một miếng cao dán salonsip hạ sốt cho trẻ em. Loại này có thể mua được ở hầu hết các cửa hiệu thuốc trên toàn quốc. Sau đó đem thuốc dán quanh chân gà rồi dùng băng keo để buộc lại. Cứ sau 12 tiếng thì thay băng cho gà 1 lần. Duy trì liên tục trong 3 đến 5 ngày.
Cách 2: Dùng một miếng vải cotton sau đó thấm nước rồi quấn quanh chân của gà (nhớ là không được buộc quá chặt). Mỗi ngày đều đặn tưới nước mát vào chỗ vải đó từ 6 – 10 lần và duy trì trong 3 đến 4 ngày liên tục .
Cách 3: Sử dụng rượu thuốc rồi bôi trực tiếp lên chỗ chân bị đau. Sau đó dùng tay để om bóp. Duy trì liên tiếp từ 2 đến 3 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Chữa gà bị sưng cụm bàn chân chọi
Sau thời gian tập luyện vần hơi, vần đòn thì phải cho gà nghỉ ngơi, ngâm chân. Chân ngâm trong nước lạnh khoảng từ 15 – 20 phút sau đó dùng tay xoa bóp nhẹ chân cho gân, cơ của gà được thoải mái và dễ chịu. Như vậy mới tránh được bị sưng. Còn nếu như bị sưng thì có thể khắc phục tùy theo trường hợp.
Chữa gà khi cụm bàn chân bị sưng nhẹ
Trong trường hợp cụm bàn chân gà bị sưng nhẹ thì anh em cần đổi chỗ để nhốt gà riêng biệt. Chỗ mới phải trải cát mịn và dày để làm giảm được tình trạng gà đi tập tễnh. Sau đó dùng thêm thuốc để có thể giúp làm giảm sưng, lâu dài là trị tận gốc tình trạng bị sưng. Để giảm sưng anh em cho gà dùng bộ thuốc sau:
- Thuốc Alpha Choay chuyên chống phù nề cho gà để trị chân gà sưng nhẹ. Liều lượng: 1 ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên.
- Thuốc R-Cin chuyên trị sưng cụm chân gà. Liều lượng: ngày uống 2 lần buổi sáng và tối. Mỗi lần 1 viên.
- Thuốc kháng sinh cho uống mỗi ngày 1 lần, uống trong 5 đến 7 ngày.
Chữa gà khi cụm bàn chân bị sưng nặng
Trường hợp gà bị sưng cụm bàn chân nếu như không kịp thì dần sẽ nặng. Khi đã nặng thì thời gian chữa trị sẽ lâu hơn rất nhiều. Không thể dùng thuốc uống được nữa. Vì tác dụng chậm lại còn gây hại cho gà. Vậy muốn điều trị thì cần sử dụng một số thuốc tiêm như: Gentamicin 80mg/ 2ml, Lincomycin 600mg/ 2ml, Dexamethasone 4mg/ 1ml. Trung bình mỗi tuần tiêm cho gà khoảng 2 đến 3 lần. Tốt hơn nữa là kết hợp ngâm chân gà với nước ấm có thảo dược để giảm sưng.

Chữa gà bị phồng chân, lạnh chân
Gà bị phồng thì trước tiên nên dùng một vật sắc nhọn. Sau đó hơ lên lửa để khử trùng. Rồi sau đó đâm một lỗ nhỏ ở chỗ da bị phồng. Dùng tay bóp nhẹ để đẩy hết khí ra ngoài.
Trường hợp gà bị lạnh chân thì anh em cần sử dụng phương pháp om bóp rượu. Thành phần om bóp cho gà gồm có: gừng tươi băm nhỏ, lá lốt lấy cả thân và lá băm nhỏ, muối ăn, xuyên khung, lá đinh và long não. Toàn bộ nguyên liệu bỏ vào nồi, cho lượng nước khoảng 3 đến 5 lít rồi đun sôi. Để hỗn hợp nguội rồi cho gà vào ngâm chân. Mỗi ngày cho gà ngâm từ 30 đến 40 phút. Hỗn hợp dùng tầm 3 đến 4 ngày thì phải thay nước 1 lần. Duy trì ngâm chân gà đều đặn từ 10 đến 14 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Chữa gà gà bị sưng khớp chân
Nếu như gà bị sưng khớp chân thì có thể dùng 1 trong 2 cách sau.
Cách 1: Dùng Enrofloxacin hoặc Doxycycline kết hợp với Tylosin. Cho gà uống mỗi ngày 1 lần, trong 7 ngày liên tục. Thuốc này sẽ giúp gà giảm sưng khớp. Thêm vào đó cho gà uống Gluco C với vitamin tổng hợp. Để tăng sức đề kháng.
Cách 2: Dùng Tylovet pha với nước. Tỉ lệ pha là 1 – 1,2g cho 1 lít nước. Kết hợp thêm dung dịch Oresol và Gluco để cho gà uống liên tục từ 3 – 5 ngày.
Bệnh này tốt nhất là chúng ta cần chủ động phòng bệnh. Bằng cách thường xuyên dọn dẹp, sát trùng chuồng trại. Định kỳ tiêm phòng vắc xin phòng bệnh sưng khớp chân.

Phương pháp chữa gà bị què chân do bệnh
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho gà bị bệnh ảnh hưởng đến chân. Với mỗi bệnh thì phải có cách chữa trị khác nhau.
Trường hợp gà đá bị lậu đế
Gà bị lậu đế cần phải chữa trị kỹ càng và kịp thời. Nếu như chậm trễ để cho tình trạng bệnh tình càng thêm nặng. Thì việc chữa trị sẽ càng khó khăn.
Gà bị lậu đế nhẹ
Gà bị bệnh nhẹ, nếu phát hiện kịp thời thì bước đầu anh em cần dùng vôi bột trộn với nền cát ở chuồng nuôi. Tỉ lệ trộn là 1 : 5. Chỉ sau một thời gian ngắn, sẽ thấy bệnh tình của gà khỏi hẳn.
Gà bị lậu đến hơi nặng
Lúc này đã ăn sâu lên da thịt thì cần sử dụng liệu trình như sau:
- Vẫn trộn vôi bột với cát như trên.
- Kết hợp thêm pha hỗn hợp gốm có: nước ấm, ít muối, ít phèn chua rồi mỗi ngày ngâm chân cho gà. Mỗi lần ngâm khoảng 30 đến 60 phút.
- Sau 3 ngày thì dùng tay hoặc nhíp nhỏ rồi lây đi từ từ phần bị lậu. Tuy nhiên cần nhớ không được bóc sâu làm chảy máu. Như vậy sẽ làm cho vết thương của gà nặng hơn.

Gà bị lậu đế nặng
Trường hợp nặng tức là phần đế vỡ ra và lở loét thì cách chữa trị như sau:
- Dùng một con dao hoặc lưỡi lam sắc nhọn. Sau đó hơ lên lửa để khử trùng. Rồi dùng dao để mổ lấy phần chân đế ra. Lấy hết phần lậu đế một cách sạch sẽ.
- Rửa sạch sẽ vết thương bằng oxy già.
- Dùng băng keo và bông gòn để băng lại vết thương.
- Mỗi ngày cần phải rửa vết thương bằng oxy già hoặc cồn sát trùng.
- Dùng thuốc gồm 1 viên Alpha choay + 1 viên long huyết PH + viên nhộng lao + ½ viên Cadicelox 200. Bộ thuốc này cho gà uống mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều. Riêng buổi trưa cần bổ sung thêm 1 ống men tiêu hóa Enterogermina. Giúp tăng sức đề kháng, chống rối loạn tiêu hóa trong quá trình dùng thuốc.
- Sau khi thấy vết thương khỏi thì dùng miếng cao tan để dán cho gà.
- Sau đó dùng nước ấm pha muối và phèn chua để ngâm chân gà đều đặn mỗi ngày cho đến khi vết thương của gà khỏi hẳn.
Chữa gà bị què chân do mắc bệnh bạch lỵ
Gà bị mắc bệnh bạch lỵ cần phát hiện sớm. Để chữa trị cần dùng liệu trình khoảng 3 – 5 ngày. Gồm có loại thuốc kháng sinh Neotesol, Imequyl với liều lượng 1gr cho 2 lít nước.
Chữa gà bị viêm khớp do bệnh tụ huyết trùng
Giống như mọi căn bệnh khác cần phát hiện bệnh được sớm. Sau đó cách ly và điều trị để giảm thiểu những tổn thất có thể xảy ra.
Để điều trị anh em dùng thuốc kháng sinh các loại như streptomycin, oxytetracycline, chlortetracycline hoặc sulfonamide. Những loại này anh em căn cứ theo liều lượng được chỉ định để dùng cho gà.
Ngoài ra vẫn nên phòng bệnh hơn là chữa. Phương pháp phòng bệnh tiêm vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng từ 25 ngày trở lên với liều lượng 1ml trên 1 con. Loại thuốc này được tiêm dưới da sẽ giúp chiến kê duy trì được miễn dịch trong vòng 6 tháng.

Điều trị gà bị đau chân do bệnh viêm dịch hoàn
Muốn phòng bệnh cần ưu tiên giữ cho nơi nuôi dưỡng gà được thoáng mát. Khi gà bệnh thì cần cách ly tránh lây nhiễm.
Cách điều trị bệnh: dùng một trong các loại thuốc kháng sinh như enrofloxacin, ceftiofur, colistin, fosfomycin rồi đem trộn với thức ăn hoặc nước uống. Sau đó đem cho gà ăn hoặc uống liên tục khoảng 4 đến 5 ngày. Thêm vào men tiêu hóa, chất điện giải và vitamin C giúp tăng sức đề kháng. Nhờ đó mà gà sẽ nhanh chóng khôi phục sức khỏe.
Cách chữa gà mất hoặc yếu gân
Đối với gà bị mất gân hoặc yếu gân cần dùng thuốc Strychnin và vitamin. Giúp gà sung sức, tăng sức khỏe lẫn gân cốt. Anh em có thể dùng 1 ngày 2 lần vào sáng và chiều, theo thời gian biểu như sau:
Thứ 2: Dùng thuốc tiêm B12.
Thứ 3: Cho gà ăn hoặc uống thuốc Strychnin.
Thứ 4: Cho gà dùng vitamin C.
Thứ 5: Dùng thuốc tiêm B12 cho gà.
Thứ 6: Cho gà ăn hoặc uống thuốc Strychnin.
Thứ 7: Cho gà dùng vitamin C.
Chủ nhật: cho gà uống thêm dầu cá
Đến lúc gà đá khỏe mạnh thì chăm sóc như sau:
Thứ 2: Tiêm B12 hoặc cho gà uống 1 viên 3B vào buổi sáng. Chiều cho gà uống hải cẩu hoàn.
Thứ 3: Sáng cho gà uống Strychnin và cao trân. Chiều cho gà uống sâm, tam thất.
Thứ 4: Sáng cho gà uống vitamin C. Chiều cho gà dùng hoàn lục vị.
Thứ 5: Sáng cho gà dùng cao trăn và buổi chiều dùng hải cẩu hoàn.
Thứ 6: sáng cho gà uống vitamin C. Chiều dùng sâm và tam thất.
Thứ 7: Sáng cho gà dùng cao trăn và buổi chiều dùng hoàn lục vị..
Chủ nhật : Sáng cho gà uống Vitamin C, chiều thì dùng sâm, cao hổ cốt

Lưu ý trong chữa trị
- Thuốc Strychnin có tính nóng. Cho nên khi thời tiết khắc nghiệt hoặc nắng nóng thì không nên cho gà dùng. Sẽ gây phản tác dụng . Lúc dùng thì phải bổ sung thêm cà chua và các loại rau củ để làm mát cơ thể và tránh bị táo bón.
- Mũi tiêm B12 để tiêm bắp. Nên nhớ phải tiêm trước khi chiến tối thiểu 5 ngày để tránh ảnh hưởng gân cốt.
- Trong quá trình chữa trị nên chú ý vào thức ăn của gà. Không nên cho gà ăn các loại cám công nghiệp sẽ làm cho gà bị béo. Bởi giai đoạn này chúng không thể vận động nhiều nên dễ bị béo. Thay vào đó nên cho gà ăn lúa, bắp, giá đỗ và các loại rau.
- Bổ sung thêm vitamin và các loại mồi giúp gà tăng nhanh sức khỏe.
- Thức ăn cần xay nhuyễn để gà có thể dễ dàng tiêu hóa.
Kết luận
Hướng dẫn chữa đau chân gà đá điều khó khăn nhất chính là ở chỗ tìm ra nguyên nhân của bệnh. Nếu như xác định chính xác được nguyên nhân là gì thì cách chữa trị sẽ đơn giản hơn. Ngược lại nếu xác định sai bệnh có thể làm cho bệnh tình ngày một nặng hơn. Vì vậy mong anh em nên cẩn thận ngay từ ban đầu. Chúc anh em thành công khắc phục được chứng đau chân ở gà đá một cách hiệu quả.