NGUYÊN NHÂN LÀM GÀ ĐÁ CHẬM LỚN VÀ CÁCH XỬ LÝ

Những tưởng việc nuôi gà đá đúng quy trình, bài bản thì sau một thời gian sẽ có gà đá. Nhưng thực tế thì không phải vậy. Sẽ không ít trường hợp gà đá chậm lớn. Cho nên làm vỡ kế hoạch lẫn dự tính của sư kê. Vậy cùng dagatructiep.in tìm hiểu nguyên nhân làm gà đá chậm lớn và cách xử lý hiệu quả.

Nuôi gà chậm lớn là gì?

Thông thường gà đá tầm 6 – 7 tháng tuổi là bắt đầu gáy sung, hay lao vào đá rất mạnh mẽ. Đến khi 7 – 9 tháng tuổi là thân hình chiến kê đã phát triển hoàn hảo. Có thể đem đi xổ để bước đầu mở mỏ gà tơ thành một chiến kê thực thụ.

Gà chậm lớn chính là giai đoạn đáng lẽ gà đã phát triển hoàn thiện. Tuy nhiên gà vẫn ốm yếu, còi cọc. Dù cho có ăn uống đầy đủ vẫn không làm thay đổi bao nhiêu.

Nuôi gà chậm lớn do đâu

Điều này làm cho sư kê muốn đem gà đi đá cũng gặp phải khó khăn. Thứ nhất là thua về thể lực lẫn sức khỏe hơn gà đồng lứa. Thứ 2 nếu đem đi đá ở các trường đá gà cựa dao, cựa sắt cũng không được chấp thuận. Do không đạt chạng.

Nguyên nhân gà đá chậm lớn

Nguyên nhân khiến gà nuôi chậm lớn

Kỳ thực trong một đàn gà sẽ có một vài con gặp phải trường hợp này. Cho nên sư kê chớ vội nản lòng. Thay vào đó hãy tìm hiểu xem những nguyên nhân nào làm cho gà bị mắc bệnh chậm lớn. Như vậy mới có thể điều trị được.

Gà chậm lớn do bị giun sán

Giun sán chính là nguyên nhân hàng đầu làm cho gà chọi chậm lớn, còi cọc. Giun sán một khi đã vào được trong hệ tiêu hóa của gà chọi. Chúng sẽ bám lấy thành ruột. Khi thức ăn vào trong cơ thể chúng sẽ hấp thụ hết. Dẫn tới gà bị thiếu chất. Ngoài ra nếu lượng giun sán còn làm cho gà bị tắt nghẽn đường ruột, chậm tiêu hóa.

Quy trình ấp trứng

Quá trình ấp trứng sai cách

Một nguyên nhân mà sư kê ít biết đó chính là do sử dụng máy ấp trứng sai cách. Nếu như không rành kỹ thuật làm cho nhiệt độ ấp, độ ẩm không chính xác. Sẽ làm cho gà khó lòng ấp nở được. Nở được cũng dễ mắc bệnh, như bệnh chậm lớn chẳng hạn.

Vì vậy nếu không phải là sư kê giàu kinh nghiệm thì tốt nhất là cứ để gà mẹ ấp theo đúng quy trình.

Gà mắc bệnh mãn tính

Nguyên nhân khó phát hiện nhất chính là trường hợp gà mắc bệnh mãn tính. Do ảnh hưởng từ trong gen nên gà khó hấp thu các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Dẫn đến khó phát triển, còi cọc.

Gà chậm lớn sau khi từ trường về

Trường hợp này dễ phát hiện ra. Nếu như trước đó gà đã lớn, phát triển bình thường. Tuy nhiên sau khi đi trường về thì đột nhiên gà bỏ ăn, ăn ít. Hoặc gà vẫn ăn bình thường nhưng mà không thấy lớn hơn. Ngược lại cơ thể lại càng ngày càng ốm. Vậy chắc chắn là gà đã bị thương nhưng sư kê không biết. Cũng có thể biết nhưng lại không xử lý tốt. Làm cho vết thương cứ còn lưu lại khiến gà không hấp thu được chất dinh dưỡng trong thức ăn.

Gà chậm lớn sau khi đi đá ở trường gà về

Tỷ lệ gà nuôi trên diện tích không hợp lý

Điều này sư kê thường mắc phải. Chính là việc bố trí quá nhiều gà trên một diện tích nuôi. Dẫn đến không gian sống của gà không được đảm bảo. Làm cho chiến kê khó lòng phát triển toàn diện. Sở dĩ sư kê thường mắc phải sai lầm này, là do diện tích đất vườn ngày nay có phần nhỏ hẹp hơn so với ngày xưa. Chính vì thế mà nhiều người nuôi gà muốn đạt năng suất thì phải tăng lượng gà lên. Nhưng diện tích nuôi lại không nhiều. Vì thế mà dẫn đến gà ốm yếu, không đạt hiệu quả.

Cách khắc phục gà đá chậm lớn hiệu quả

Các nguyên nhân khác nhau thì sử dụng biện pháp khắc phục khác nhau. Dù vậy không phải nguyên nhân nào cũng có thể chữa được. Có những trường hợp là do đặc tính thì hoàn toàn không chữa được. Còn những nguyên nhân khách quan thì vẫn có thể chữa.

Do quá trình ấp trứng

Nguyên nhân này không có cách chữa trị. Nếu như trải qua một đợt ấp, phát hiện gà chậm lớn thì anh em có thể khắc phục bằng cách cho gà ăn cám công nghiệp. Trường hợp vẫn không thấy có tác dụng thì không nên sử dụng phương pháp ấp trứng này nữa. Thay vào đó để gà mẹ ấp. Gà đợt đó xem như bỏ. Anh em có thể để gà đi ăn, cho ăn tự do một thời gian. Con nào may mắn lớn được thì cũng chỉ nuôi thịt. Không nên áp dụng đem đi đá.

Nguyên nhân nuôi gà chậm lớn

Gà bị giun sán

Trường hợp này để chữa không khó.

  • Sư kê cần phải vệ sinh chuồng trại + xung quanh thường xuyên. Định kỳ dùng thuốc khử trùng, tiêu độc để phun cho chuồng trại.
  • Vệ sinh các dụng cụ chăn nuôi (máng ăn, máng uống của gà) thường xuyên.
  • Thay cát, rơm, chất lót chuồng định kỳ. Có thể phun thêm chất khử khuẩn trước khi thay để diệt khuẩn.
  • Cho gà uống thuốc tẩy giun định kỳ để loại bỏ giun sán. Thêm vitamin + khoáng để tăng cường đề kháng

Mắc bệnh mãn tính

Mắc bệnh mãn tính chính là gà chọi bị mắc bệnh lâu ngày. Dần dẫn đến gầy gò, ốm yếu. Đây là bệnh lâu dài hình thành chính vì vậy mà cần phải được chữa bằng thuốc. Sử dụng thuốc nào phù hợp thì người nuôi dưỡng cần đem gà đến trạm thú y để được tư vấn. Áp dụng theo hướng dẫn, các chỉ định chuyên môn mới giúp gà khỏe lại.

Gà ở trường về

Với trường hợp gà đi trường về mà bị chậm lớn chính là do dính chấn thương. Vì vậy sư kê cần phải tách biệt gà để điều trị. Bước đầu rà soát lại các vết thương của gà. Nếu như phát hiện điểm nào bất thường cần phải tích cực điều trị hoàn thiện. Giảm tập luyện, thay vào đó là bổ sung thêm mồi, vitamin và khoáng chất cho gà nhanh hồi phục.

Chăm sóc cho gà đá sau khi từ trường về

Diện tích nhỏ

Khắc phục việc nuôi nhiều gà trên một diện tích nhỏ. Sư kê cần phân bổ chuồng trại lại. Tạn dụng thêm không gian tường. Hoặc có một cách giúp gia tăng diện tích nuôi dưỡng chính là bố trí chuồng gà thành 2 tầng. Giống như 2 lồng gà một trên, một dưới vậy. Lưu ý là vẫn phải giữ thoáng mát không gian bố trí

Kết luận

Xét thấy nguyên nhân làm gà đá chậm và cách xử lý có phần đa dạng. Cho nên khi rơi vào trường hợp này chớ có nên vội vàng xử lý ngay. Thay vào đó cần tìm hiểu xem nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Tùy thuộc theo từng nguyên nhân mà áp dụng biện pháp để khắc phục. Giúp cho việc khắc phục đạt thuận lợi và hiệu quả. Hy vọng mọi sư kê có thể kiên nhẫn để cùng gà chọi vượt qua giai đoạn này.

Google tìm kiếm key: gà đá chậm lớn, ga da cham lon, …